Trong ngành xây dựng, nơi mọi công trình đều đòi hỏi sự tổ chức bài bản và quản lý nghiêm ngặt, chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đã trở thành một yếu tố quan trọng, không chỉ khẳng định năng lực chuyên môn mà còn đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động xây dựng. Đây là một văn bản cần thiết, đặc biệt với các kỹ sư, giám đốc quản lý dự án, hay các đơn vị thi công khi tham gia vào các công trình lớn. Vậy, ai là người cần phải có chứng chỉ này? Và trong trường hợp nào thì không cần? Điều kiện thu chứng chỉ quản lý dự án là gì? Viện Xây dựng Đất Việt sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc đó trong bài viết này.
Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án là gì? Ai cần chứng chỉ này?
Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án là văn bản vắn tắt đánh giá năng lực của một Kỹ sư xây dựng hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án. Chứng chỉ này cũng là một loại giấy quan trọng trong hồ sơ đánh giá năng lực của một đơn vị xây dựng. Quản lý dự án là một lĩnh vực gần như bao gồm các lĩnh vực còn lại trong một công trường thi công xây dựng.
Những ai cần phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án?
Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án không chỉ là một tờ giấy xác nhận năng lực, mà còn là yêu cầu bắt buộc trong nhiều trường hợp pháp lý liên quan đến hoạt động xây dựng. Theo nghị định 100/2018/NĐ-CP của chính phủ, những cá nhân và đơn vị sau đây cần phải sở hữu chứng chỉ:
- Giám đốc của các đơn vị xây dựng: Đây là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ cá nhân nào giữ chức danh giám đốc tại một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
- Người tham gia hồ sơ đấu thầu: Hồ sơ đấu thầu công trình bắt buộc phải có cá nhân sở hữu chứng chỉ quản lý dự án hạng tương đương.
- Cá nhân tại công trường thi công: Trong bất kỳ công trình thi công xây dựng nào, cũng phải có người sở hữu chứng chỉ quản lý dự án hạng tương ứng đảm nhiệm vai trò quản lý tại công trường.
- Giám đốc Ban Quản lý Dự án: Tại các ban quản lý dự án, giám đốc quản lý cũng phải sở hữu chứng chỉ hành nghề với hạng tương đương với công trình mình quản lý.
- Cá nhân xét hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực: Những người giữ chức danh giám đốc quản lý dự án trong công ty xây dựng, khi xét hồ sơ năng lực quản lý dự án, cũng cần có chứng chỉ hành nghề với hạng tương ứng.
Những trường hợp không cần có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án
Không phải tất cả các công trình và cá nhân trong ngành xây dựng đều bắt buộc sở hữu chứng chỉ hành nghề QLDA. Các trường hợp dưới đây được miễn yêu cầu này:
- Công trình cấp 4 trở xuống: Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án của các công trình nhỏ, cấp 4 trở xuống không cần có chứng chỉ.
- Hạng mục đơn giản: Các công trình thi công khuôn viên cây xanh, hệ thống chiếu sáng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Đơn vị thi công hệ thống viễn thông hoặc thông tin liên lạc cũng không cần sở hữu chứng chỉ quản lý dự án.
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Đối với các chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, chứng chỉ năng lực quản lý dự án không bắt buộc. Vì vậy, cá nhân đảm nhận vai trò giám đốc quản lý dự án trong các đơn vị này cũng không cần chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án xây dựng
Trong ngành xây dựng, việc thi và sở hữu chứng chỉ quản lý dự án không chỉ là minh chứng cho năng lực chuyên môn mà còn là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tuân thủ pháp lý. Mỗi lĩnh vực trong xây dựng có những quy định riêng về hồ sơ và bằng cấp, và lĩnh vực quản lý dự án cũng không ngoại lệ. Dưới đây là các điều kiện chi tiết để thi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án xây dựng:
Yêu cầu về số năm kinh nghiệm
Thi chứng chỉ quản lý dự án nói chung và thi chứng chỉ quản lý dự án nói riêng thì điều kiện về số năm kinh nghiệm là điều kiện cần và quan trọng nhất. Nếu chưa thỏa mãn được điều kiện này thì những điều kiện khác cũng không xử lý được hồ sơ.
- Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 1: Yêu cầu ít nhất 7 năm kinh nghiệm, tính từ ngày tốt nghiệp được ghi trên bằng cấp chuyên môn.
- Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 2: Yêu cầu ít nhất 4 năm kinh nghiệm, tính từ ngày tốt nghiệp.
- Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 3:
- Đối với bằng đại học: Yêu cầu ít nhất 2 năm kinh nghiệm.
- Đối với bằng trung cấp hoặc cao đẳng: Yêu cầu ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Yêu cầu về bằng cấp chuyên môn
Theo nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định rằng: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình. Như vậy là tất cả các ngành có liên quan đến công trình xây dựng đều thi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án được.
Điển hình một số chuyên ngành như sau:
- Kỹ thuật xây dựng công trình
- Xây dựng dân dụng công nghiệp
- Xây dựng công trình giao thông
- Kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ
- Kỹ thuật xây dựng đường sắt
- Kỹ thuật xây dựng cầu hầm
- Kinh tế xây dựng
- Quản lý xây dựng
- Kinh tế quản lý khai thác cầu đường
Ngoài ra còn rất nhiều các chuyên ngành khác.
Yêu cầu về số công trình đã tham gia
Ngoài kinh nghiệm và bằng cấp, ứng viên cần chứng minh đã tham gia quản lý các dự án thực tế, với yêu cầu khác nhau cho từng hạng các loại chứng chỉ hành nghề quản lý dự án như sau:
Hạng chứng chỉ |
Yêu cầu về số công trình đã tham gia |
Chứng chỉ QLDA hạng 1 |
– Giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. |
Hoặc: Có chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng I, giám sát thi công xây dựng hạng I, định giá xây dựng hạng I) và tham gia 01 dự án nhóm A hoặc 02 nhóm B. |
|
Chứng chỉ QLDA hạng 2 |
– Giám đốc quản lý dự án của 01 dự án nhóm B hoặc 02 dự án nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. |
Hoặc: Có chứng chỉ hành nghề tương ứng (thiết kế xây dựng hạng II, giám sát thi công xây dựng hạng II, định giá xây dựng hạng II) và tham gia: |
|
+ 01 dự án nhóm B hoặc 02 dự án nhóm C. |
|
+ Hoặc 03 dự án yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật trở lên. |
|
Chứng chỉ QLDA hạng 3 |
– Tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án nhóm C trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. |
Yêu cầu đặc thù chỉ riêng chứng chỉ QLDA mới có
Khi xét hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án, hồ sơ của Kỹ sư yêu cầu đã phải có chứng chỉ giám sát hoặc thiết kế hoặc định giá cùng hạng thì hồ sơ mới được xét duyệt cấp chứng chỉ QLDA hạng tương ứng.
Như vậy để được cấp chứng chỉ QLDA hạng 1 Kỹ sư đã phải có chứng chỉ giám sát hạng 1 hoặc thiết kế hạng 1 hoặc định giá hạng 1. Tương tự như đối với chứng chỉ hạng 2 và hạng 3.
>>> Xem thêm: Các Loại Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng: Điều Kiện, Quy Trình Và Lợi Ích
Thi chứng chỉ quản lý dự án cần phải có những hồ sơ gì?
Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và đúng yêu cầu là bước quan trọng để đảm bảo quá trình đăng ký thi chứng chỉ quản lý dự án được thực hiện thuận lợi. Dưới đây là danh sách các loại giấy tờ cần thiết khi đăng ký thi chứng chỉ:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề: Sử dụng mẫu số 01, phụ lục IV nghị định 15/2021/NĐ-CP. Đơn cần được điền đầy đủ thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc và lĩnh vực hành nghề quản lý dự án.
- Ảnh thẻ: Số lượng: 02 ảnh thẻ kích thước 4×6, nền trắng. Ảnh phải được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất để đảm bảo nhận diện chính xác.
- Bằng tốt nghiệp chuyên môn: Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực hành nghề quản lý dự án (xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, quản lý xây dựng,…). Bằng cấp phải phù hợp với hạng chứng chỉ quản lý dự án mà bạn đăng ký.
- Chứng chỉ hành nghề khác (nếu có): Chứng chỉ hành nghề giám sát, thiết kế, định giá xây dựng cùng hạng với chứng chỉ quản lý dự án bạn muốn đăng ký. Đây là điều kiện bổ sung giúp hồ sơ của bạn được xem xét thuận lợi hơn.
- Hồ sơ công trình đã tham gia: Các tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực tế tại các dự án đã tham gia, bao gồm:
- Quyết định phân công công việc tại các công trình.
- Hợp đồng thi công xây dựng của các dự án đã thực hiện.
- Biên bản nghiệm thu, hoàn công, thanh toán quyết toán của các công trình được kê khai trong kinh nghiệm làm việc.
- Bản sao kết quả sát hạch: Kết quả sát hạch chứng chỉ hành nghề quản lý dự án, do các cơ quan hoặc đơn vị có thẩm quyền tổ chức và cấp.
- Yêu cầu về định dạng hồ sơ: Các tài liệu trên cần được cung cấp dưới dạng file scan bản gốc hoặc bản phô tô công chứng. Tất cả giấy tờ cần rõ ràng, không bị mờ hoặc mất thông tin quan trọng.
Lưu ý quan trọng khi chuẩn bị hồ sơ
- Đảm bảo toàn bộ hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng và chính xác theo đúng yêu cầu.
- Hồ sơ không đầy đủ hoặc không đạt yêu cầu có thể dẫn đến việc bị từ chối tham gia thi chứng chỉ.
- Nên kiểm tra lại các mẫu đơn và quy định mới nhất để tránh sai sót.
>>> Xem thêm: Thi Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng: Yêu Cầu, Điều Kiện Và Bí Quyết Đỗ
Thi chứng chỉ quản lý dự án như thế nào?
Quy trình thi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án (QLDA) được thiết kế nhằm kiểm tra kiến thức pháp luật và chuyên môn của kỹ sư trong lĩnh vực quản lý dự án công trình xây dựng. Dưới đây là các thông tin chi tiết về cấu trúc bài thi, quy định và cách thức thi sát hạch:
Cấu trúc đề thi
Đề thi gồm 25 câu trắc nghiệm, chia thành 2 phần chính:
Phần 1: Pháp luật
- Gồm 5 câu hỏi liên quan đến các quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng và quản lý dự án.
- Yêu cầu: Chỉ được phép sai 1 câu trong phần này. Nếu sai 2 câu sẽ bị đánh điểm liệt và rớt bài thi.
Phần 2: Chuyên môn nghiệp vụ
- Gồm 20 câu hỏi về kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong quản lý dự án xây dựng.
Điều kiện đạt yêu cầu
Để đạt chứng chỉ hành nghề quản lý dự án, thí sinh cần trả lời đúng ít nhất 20 câu trong tổng số 25 câu hỏi. Phần pháp luật (5 câu đầu) đặc biệt quan trọng, nếu bị điểm liệt ở phần này, bài thi sẽ không được chấp nhận, dù thí sinh đạt yêu cầu ở các câu còn lại.
Thời gian làm bài thi
Thời gian làm bài: 30 phút. Với 25 câu hỏi, trung bình mỗi câu có khoảng 1 phút 12 giây để trả lời. Thí sinh thi sát hạch cần quản lý thời gian hợp lý để hoàn thành bài thi đúng hạn.
Quy trình thi sát hạch
Đăng nhập vào hệ thống thi:
- Thí sinh sẽ được cấp số báo danh và mã đề thi để đăng nhập vào phần mềm thi sát hạch.
- Hệ thống thi được tổ chức trực tuyến hoặc tại các trung tâm sát hạch có thẩm quyền.
Thi từ 2 lĩnh vực trở lên:
- Nếu đăng ký thi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án ở nhiều lĩnh vực (ví dụ: quản lý dự án và giám sát thi công), thí sinh sẽ làm bài thi của từng lĩnh vực lần lượt.
- Thời gian thi mỗi lĩnh vực vẫn là 30 phút.
Lưu ý quan trọng
Để chuẩn bị tốt cho bài thi chứng chỉ QLDA xây dựng, có một số lưu ý bạn cần nhớ như sau:
- Chuẩn bị kỹ lưỡng: Nắm vững các quy định pháp luật trong xây dựng, cũng như kiến thức chuyên môn quản lý dự án.
- Quản lý thời gian hiệu quả: Dành thời gian nhiều hơn cho các câu hỏi chuyên môn nếu nắm chắc phần pháp luật.
- Kiểm tra thiết bị thi: Nếu thi trực tuyến, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, mạng ổn định để tránh gián đoạn.
- Ôn tập từ ngân hàng câu hỏi: Nhiều đơn vị cung cấp tài liệu ôn luyện với các bộ câu hỏi mẫu giúp bạn làm quen với cấu trúc bài thi.
>>> Xem thêm: Chứng Chỉ Hành Nghề Thiết Kế Xây Dựng: Những Quy Định Cần Biết
Đề cương ôn thi chứng chỉ quản lý dự án (QLDA)
Để đạt kết quả cao trong kỳ thi chứng chỉ hành nghề quản lý dự án, việc ôn luyện đúng trọng tâm là rất quan trọng. Dưới đây là đề cương chi tiết các nội dung cần chuẩn bị, dựa trên cấu trúc đề thi gồm phần pháp luật và phần chuyên môn nghiệp vụ:
Phần 1: Kiến thức pháp luật
Luật xây dựng và các nghị định liên quan
- Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020): Quy định về hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia dự án. Các yêu cầu pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP: Quy định chi tiết về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng và quản lý dự án.
Các thông tư hướng dẫn
- Thông tư 10/2021/TT-BXD: Hướng dẫn chi tiết về chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng.
- Thông tư 06/2021/TT-BXD: Quy định về quản lý chất lượng, nghiệm thu công trình xây dựng.
Quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường
- Quy định về an toàn lao động trong xây dựng theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Quy định đấu thầu
- Luật Đấu thầu 2013: Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu và nhà thầu.
Phần 2: Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Các bước thực hiện quản lý dự án: lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, giám sát và nghiệm thu.
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng: nhóm A, B, C.
Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng: khảo sát, lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật, và nghiên cứu khả thi.
- Nội dung thẩm định dự án: kỹ thuật, tài chính, pháp lý.
Quản lý tiến độ dự án
- Phương pháp lập và kiểm soát tiến độ thi công.
- Ứng dụng các công cụ như biểu đồ Gantt, sơ đồ mạng (CPM, PERT).
Quản lý chi phí xây dựng
- Dự toán chi phí xây dựng công trình.
- Kiểm soát chi phí trong các giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và nghiệm thu.
Quản lý chất lượng dự án
- Quy định về chất lượng thi công công trình.
- Hồ sơ nghiệm thu, hoàn công và kiểm tra chất lượng.
Quản lý hợp đồng xây dựng
- Các loại hợp đồng xây dựng: trọn gói, theo đơn giá cố định, theo thời gian.
- Nội dung và điều khoản quan trọng trong hợp đồng: tiến độ, thanh toán, bảo hành.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ như MS Project, Primavera, BIM.
- Quản lý hồ sơ và báo cáo điện tử.
Một số tài liệu tham khảo
- Luật Xây dựng và các nghị định liên quan (bản cập nhật mới nhất).
- Sách chuyên khảo về quản lý dự án xây dựng.
- Các bộ câu hỏi mẫu về sát hạch chứng chỉ quản lý dự án.
- Tài liệu hướng dẫn phần mềm quản lý dự án như MS Project.
Kế hoạch ôn luyện
- Tuần 1-2: Nắm vững phần pháp luật (ưu tiên các nghị định, thông tư quan trọng).
- Tuần 3-4: Ôn luyện chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng vào các nội dung thường xuất hiện trong thực tế.
- Tuần 5: Làm bài thi thử và rà soát lại các nội dung còn yếu.
Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án không chỉ là minh chứng cho năng lực chuyên môn, mà còn là tấm vé giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đầy cạnh tranh. Việc sở hữu chứng chỉ này không chỉ khẳng định sự chuyên nghiệp, mà còn giúp bạn tạo dựng uy tín và nâng cao giá trị bản thân trong mắt các đối tác và chủ đầu tư. Dù yêu cầu về hồ sơ, kinh nghiệm hay quá trình sát hạch có thể đặt ra nhiều thách thức, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực không ngừng, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này. Hãy coi chứng chỉ quản lý dự án như một cột mốc quan trọng trên hành trình sự nghiệp, giúp bạn vươn xa và thành công hơn trong tương lai.
>>> Xem thêm: Chứng Chỉ Hành Nghề Định Giá Xây Dựng Là Gì? Vì Sao Cần Thiết?